Gặp gỡ KTS Nguyễn Nga với giấc mơ biến Cầu Long Biên thành bảo tàng treo

11:28 | 20/04/2014

Trở về từ Paris tráng lệ, mong muốn của chị không phải là một cuộc sống giàu sang. Chị là Nguyễn Nga, với giấc mơ biến cầu Long Biên thành một không gian bảo tàng treo lơ lửng giữa trời và nước...


 

Sứ giả Kết Nối Lê Thị Lan Anh đại diện Lãnh đạo CLB BDS HN, Tổ chức Liên Minh Toàn Cầu; Nhà Điêu khắc đương đại Vũ Tiến; Ông Trịnh Bá Dương/ GĐ Kênh truyền hình Life TV; Nữ hoàng Tên miền Lê Thúy Hạnh/ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kinh tế Internet Micronet cùng nhiều đối tác đã có buổi gặp gỡ chia sẻ với Kiến trúc sư Nguyễn Nga đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư bảo tồn phát triển cầu Long Biên- Gặp gỡ KTS Nguyễn Nga với giấc mơ biến Cầu Long Biên thành bảo tàng treo trong buổi giới thiệu chương trình "Đêm trắng Cầu Long Biên" lúc 19h00 ngày Chủ nhật, 06/04/2014 Tại: Ngôi nhà nghệ thuật/ Maison des Arts, Tầng 2, 22A Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Công ty Cổ phần Đầu tư bảo tồn phát triển cầu Long Biên, mới đây đã chính thức đưa ra đề xuất về việc đầu tư bảo tồn cầu Long Biên theo hình thức hợp tác công tư (PPP).

Cụ thể, Công ty Cổ phần Đầu tư bảo tồn phát triển cầu Long Biên, vừa được chính thức thành lập cuối năm 2013, sẽ đảm nhận công việc này trên cơ sở vốn ODA của Chính phủ Pháp và vốn đối ứng của công ty.

Công ty này cho biết đã ký kết việc cải tạo cầu Long Biên với tập đoàn Eiffage (doanh nghiệp hàng đầu thế giới về những công trình cầu thép), trong đó công ty Dayde et Pille đã xây dựng cầu Long Biên là công ty con của tập đoàn này.

Công ty Cổ phần Đầu tư bảo tồn phát triển cầu Long Biên được giới thiệu là "một tổ hợp đầu tư quy tụ các tập đoàn lớn Việt Nam và Pháp có đủ năng lực tài chính và công nghệ để đầu tư và khai thác cầu Long Biên theo hình thức PPP, một hình thức đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và đang được Chính phủ Việt Nam khuyến khích".

Trước việc Bộ Giao thông Vận tải mới có văn bản lấy ý kiến các bộ liên quan và UBND thành phố Hà Nội về 3 phương án xây mới và di dời cầu Long Biên, kiến trúc sư Nguyễn Nga nói phương án tháo dỡ cầu Long Biên đã được Bộ đề xuất từ cách đây nhiều năm, với tư duy là cầu Long Biên là cây cầu của thực dân để khai thác thuộc địa, nên cần tháo dỡ để thay thế bằng cây cầu mới.

Tuy nhiên, "nếu không có sự nhìn nhận của toàn dân về tính biểu tượng và tính lịch sử của cây cầu Long Biên qua hai kỳ lễ hội cầu Long Biên năm 2009 và 2010, thì cây cầu đã bị “bán sắt vụn” rồi. Ngày nay, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất lại phương án tháo dỡ 9 nhịp cầu nguyên thủy, di dời xuống bãi giữa sông Hồng gọi là để “bảo tồn” thay vì “bán sắt vụn”, bà Nga nhận xét.

Theo chuyên gia này, Chính phủ Pháp đã đề xuất tài trợ 60 triệu Euro để cải tạo nguyên trạng cây cầu Long Biên thành di tích văn hóa - lịch sử của Hà Nội từ 10 năm nay, nhưng Bộ Giao thông Vận tải chỉ muốn sử dụng cầu Long Biên như một cầy cầu giao thông công dụng, và "cũng có ý kiến cho rằng 60 triệu Euro (tương đương 1.800 tỷ đồng) chỉ đủ để cải tạo theo cách làm quốc tế chứ không đủ để cải tạo theo cách làm của Việt Nam, vì thế phía Việt Nam đã bỏ qua đề xuất của Chính phủ Pháp", vẫn theo bà Nga.

Chuyên gia này cũng đề xuất rằng cần giữ nguyên 9 nhịp cầu nguyên thủy và cải tạo theo phương pháp cũ đinh tán ri-vê để triển lãm 2 đầu tàu hơi nước, biết những toa xe tàu cũ thành các quán café và nhà hàng, được đặt trên một nền kính trong veo để thấy được tất cả mố trụ cầu cũ, đường ray xe lửa cũ cũng như sông Hồng chảy bên dưới.

Đồng thời, đúc mới 10 nhịp cầu đã bị phá bởi chiến tranh để hoàn chỉnh cây cầu về thiết kế nguyên bản năm 1902. Trên 10 nhịp cầu mới sẽ tổ chức một cuộc thi quốc tế về ý tưởng kiến trúc để thực hiện một Bảo tàng Ký ức Cầu Long Biên. Bảo tàng này đề xuất được thực hiện bằng kính dựa trên khung thép của cầu Long Biên nguyên thủy và dùng năng lượng xanh từ mặt trời, từ gió và dòng sông.

"Để hiện thực hóa dự án này, kinh phí sẽ không quá 2.500 tỷ đồng và đang được triển khai để sử dụng nguồn vốn ODA Chính phủ Pháp hoặc từ tổ hợp đầu tư Pháp - Việt, hoàn toàn không sử dụng ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện tối đa là 3 năm và có thể bắt đầu cải tạo ngay cả khi tàu hỏa và xe máy chưa được chuyển sang cầu khác", bà cho biết.

Nguồn: http://vneconomy.vn/20140220093323901P0C9920/kien-truc-su-neu-phuong-an-cuu-cau-long-bien.htm

 

GIỚI THIỆU CỐ VẤN NGHỆ THUẬT: KTS NGUYỄN NGA

Thừa hưởng ‘nghề’ kiến trúc từ cha cùng tình yêu văn hóa nghệ thuật từ mẹ, bà Nga dù suốt mấy chục năm trưởng thành ở Pháp, vẫn luôn đau đáu về quê hương…

Những năm 2000, cộng đồng những người yêu nghệ thuật và những người nước ngoài đến Hà Nội không ai lại không nghe tiếng Ngôi nhà nghệ thuật – một không gian văn hóa và nghệ thuật tiên phong mà bà xây dựng trong tư gia của mình tại số 31A Văn Miếu, sau chuyển về căn nhà nhỏ 22A Hai Bà Trưng.

Bên cạnh đó, bà Nga được biết đến là một KTS hoạt động tích cực trong việc bảo tồn cầu Long Biên trước tình trạng xuống cấp trầm trọng từ năm 2008. Với hai kỳ Festival Cầu Long Biên được tổ chức thành công vang dội, và phương án bảo tồn cầu Long Biên đặc biệt theo hướng ‘biến’ cầu Long Biên thành một bảo tàng neo giữ những ký ức thế kỷ 20, bà đang tiếp tục xây dựng và đấu tranh cho số phận cây cầu hơn tram tuổi – biểu tượng của tự do và một thời vàng son của Nghệ thuật và Kiến trúc Pháp – quê hương thứ hai của bà.

Trở về từ Paris tráng lệ, mong muốn của chị không phải là một cuộc sống giàu sang. Chị là Nguyễn Nga, với giấc mơ biến cầu Long Biên thành một không gian bảo tàng treo lơ lửng giữa trời và nước.


* Thưa chị, dường như dự án Cầu Long Biên đã góp phần làm cái tên Nguyễn Nga trở thành một “thương hiệu” nổi tiếng?

+ Cầu Long Biên là một huyền thoại không chỉ riêng với người Hà Nội. Nhưng thời điểm tôi quyết định phải làm gì đó cho Cầu Long Biên, cây cầu đó trong con mắt của nhiều người chỉ là… sắt vụn, là sự tàn phế, có khả năng bị xóa sổ để thay vào đó một cây cầu mới. Tôi đến với Cầu Long Biên vì hiểu và trân trọng giá trị của nó. Nếu nhìn lại sự chuyển mình của “con rồng” này, cũng như thái độ, tình cảm của mọi người đối với Cầu Long Biên từ khi bắt đầu có những ý tưởng manh nha về Festival Cầu Long Biên cho đến hiện tại, bạn sẽ hiểu rõ hơn điều đó.

* Chị từng nói Festival Cầu Long Biên chỉ là khởi đầu cho giấc mơ lớn của mình?

+ Đó là việc phát triển trục đường văn hóa, lịch sử, du lịch. Trong đó cầu Long Biên dài 2km sẽ là phố đi bộ xanh, một không gian bảo tàng thơ mộng treo lơ lửng giữa trời và nước, nhìn xuống công viên nghệ thuật trên bãi giữa sông Hồng. Tôi muốn cầu Long Biên trở thành một biểu tượng văn hóa, lịch sử của Hà Nội, được cả thế giới biết đến.

* Với dự án này, Cầu Long Biên sẽ không còn chức năng là một cây cầu giao thông?

+ Giá trị của cầu Long Biên lớn hơn vạn lần chức năng giao thông. Với tôi, cầu Long Biên là cây cầu của hòa bình, của tình yêu, tuổi trẻ, của hạnh phúc, của ký ức và tương lai.

* Chị nghĩ gì khi được gọi là một doanh nhân trong lĩnh vực văn hóa?

+ Nói đến doanh nhân là phải nói đến lợi nhuận bằng tiền. Tôi thì khác. Lợi nhuận của tôi là những giá trị khổng lồ không tính được bằng tiền, và cũng chỉ đến trong tương lai, có thể là rất xa. Văn hóa là thứ mang lại giá trị lớn nhất nếu biết cách khai thác, phát triển nó.

* Tại sao chị không tính chuyện làm một việc gì đó mang lại lợi nhuận cao hơn và nhanh hơn?

+ Có nhiều tiền cũng chỉ để ăn ngon, mặc đẹp, sống tiện nghi. Tôi đã có những điều ấy. Tiền, nhà cao cửa rộng, xe đẹp, quần áo đẹp không làm người ta sang. Chính văn hóa mới là thứ làm nên sự sang trọng cũng như giá trị của mình. Bản sắc Việt làm tôi luôn thấy mình giàu có.

- Theo ELLE.VN -

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH GẶP GỠ GIAO LƯU KTS NGUYỄN NGA

 

Bạn cần đăng nhập để tham gia thảo luận.